Việt Nam có giỗ vua Hùng
một ông vương chốn mịt mùng núi cao
bỗng dưng không hiểu vì sao
cộng sản lại chọn làm cha nước Việt
thực ra chuyện chỉ truyền thuyết
có đâu phải thật mà quyết cúng bừa.
Hùng vương nào phải là vua
chỉ là chúa đất miền núi tây bắc
sau này vì muốn cho chắc
cái chuyện miền bắc là nguồn cách mạng
cho nên chúng mới làm hàng
đem ông Hùng dựng thành vua Việt Nam
để rồi từ đấy quan tham
mỗi năm đúng dịp lại làm cỗ to
chỉ có dân Việt là lo
cái chuyện cúng bái rõ là tín ngưỡng
vậy mà vua chúa đường đường
cộng sản không cúng, cùng gì Hùng vương?
thế là từ đó đến nay
cả nước chung một gốc này mà thôi
Hùng vương, ông tổ đời đời
từ trong truyền thuyết thành người hữu danh
cộng sản đúng thật lưu manh
bày ra đủ thứ hôi tanh vô cùng
vua Hùng của mấy thằng khùng
rõ là mê tín hòng lừa bịp dân.
xong rồi đến chuyện rất gần
là cụ Hồ mất, toàn dân đau lòng
đảng hiểu nên đảng bỏ công
soạn thảo quy định cúng ma ông Hồ
cúng ông cũng thành quốc giỗ
lại có cả chuyện chúc mừng ngày sinh
ông Hồ đúng thật tài tình
chết rồi ngày giỗ, ngày sinh rộn ràng
toàn đảng cho đến toàn dân
căm phẫn trước sự dị đoan của đảng.
chế độ tuyên bố vô thần
nhưng cứ lập thánh, xưng vương ầm ầm
không để lộ cái mưu thâm
nhưng tâm chúng muốn dân Việt phải theo.
này tín ngưỡng, này tôn giáo
tất tật đảng dựng để dân nghèo u mê!
rồi đến cái chết cụ Fidel
cộng sản cũng quyết quốc tang một ngày
đúng thật là chuyện rõ hay
không dưng bè bạn lại thành quốc sư
dân chẳng cần, dân nào cử
thế mà đảng cứ khư khư tiến hành
bắt dân như đám con hoang
nghiện ngập cái thứ cực đoan thôi rồi
chuyện nội bộ của đảng thôi
cớ sao dân phải lôi thôi chuyện này?
đảng toàn quyền có đâu hay
bao người cha, mẹ còn chưa báo đền
công ơn dưỡng dục bề trên
vậy mà bắt họ nhận Del làm cha?
sự việc thật là quá lạ
và bản chất thật cộng sản lộ ra
chúng thà thờ cái thây ma
còn hơn cứu giúp nước nhà, và dân
đau đớn quá, lũ bất nhân
đến ngày số tận, dân diệt chẳng tha...!
21g24p, 2016/11/29.
Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016
Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016
ĐIẾU VĂN NGƯỜI ANH EM - Fidel Castro!
ông Fidel ở Cu ba
đã ra đi rất xa
để gặp các cụ già
sản sinh ra cái đảng
cộng sản của chúng ta.
Fi del mới vừa qua
còn tiếp chủ tịch Quang
của nước bạn Việt Nam
vậy mà đùng một cái
lại chẳng còn trên đời!
thương quá Cu ba ơi,
bao nhiêu người khóc, cười
trước cái tin lãnh tụ
đã đi rất xa rồi!
dân nội địa thì khóc
để tang ông 9 ngày,
và thế là từ nay
Cu ba sẽ đổi thay
không còn như xưa nữa.
ngược với người trong nước
dân Cu ba hải ngoại
lại ăn mừng rất to
rồi diễu hành cũng có
bày tỏ sự vui sướng
trước cái chết của người
Fi del Cas tro ơi!
riêng Việt Nam chúng tôi
trước khi ông qua đời
còn kịp tặng ít gạo
để đồng bào Cu ba
hiểu và không chán ghét
đảng cộng sản chúng ta.
xưa Cu ba từng bảo
vì Việt Nam hiến máu
nay Việt Nam hiếu thảo
đêm biếu gạo cho người
và đúng là tức cười
người ăn xong là biến
khỏi địa ngục trần gian
mà người đã ban tặng
cho dân chúng bần hàn
ở đất nước Cu ba.
thế nên ông đi xa
người Cu ba phân vân:
rằng ông có hiên ngang
khi đi gặp các cụ
Các Mác và Ăng ghen?
xin hãy cứ nhìn xem
đất nước được những gì
khi đi theo cộng sản?
chỉ có toàn lạc hậu
và không đâu như vậy
lịch sử bị đảo chiều
vì chính kiểu mô hình
của đảng bị thần kinh!
chúng tôi cũng đã tin
vào con đường cách mạng
của đảng rất quang vinh
và coi khinh tất cả
lũ cướp bóc, thế mà:
khi đã nghiền ngẫm ra
mới biết cộng sản ta
còn hiểm hơn tất cả
bọn phát xít hít le.
dân Cu ba có lẽ
sẽ chẳng như bây giờ
sống trong sự khổ sở
và rất sợ văn minh
bởi vì chính cộng sản
không cho dân nghèo nàn
được tự do quyết định
tiếp nhận nền văn minh
cũng như là khoa học
và cả về tinh thần
tiến bộ của nhân loại.
Cu ba hay Việt Nam
và cả những nước khác
đang bị đảng lãnh đạo
bằng chủ nghĩa cộng sản
sẽ đi đến lụi tàn
và dân tộc diệt vong.
người dân chớ trông mong
ở một sự thay đổi
bởi cộng sản hiểu rồi
nếu cho dân tự do
nếu như có công bằng
thì chắc chắn cộng sản
sẽ chẳng còn lãnh đạo
nhân dân và đất nước.
vì người dân ao ước
được thoát khỏi lầm than
thoát khỏi sự nghèo nàn
do cộng sản gây nên.
nếu thực ở trên đời
có một nơi nào đó
do cộng sản lãnh đạo
thì chắc hẳn nơi đó
chỉ có sự độc tài
chẳng ai ngoài cộng sản
được quyền quyết tất cả.
còn những gì tiến bộ
sẽ bị đảng chôn vùi
vì lí tưởng cộng sản
đi ngược lại tiến trình
phát triển của nhân loại
đã tạo ra hôm nay.
Fi del đã chết rồi
cộng sản cũng đến hồi
chẳng thể tồn tại nữa
ở đất nước Cu ba./.
12g57p, 28/11/2016
đã ra đi rất xa
để gặp các cụ già
sản sinh ra cái đảng
cộng sản của chúng ta.
Fi del mới vừa qua
còn tiếp chủ tịch Quang
của nước bạn Việt Nam
vậy mà đùng một cái
lại chẳng còn trên đời!
thương quá Cu ba ơi,
bao nhiêu người khóc, cười
trước cái tin lãnh tụ
đã đi rất xa rồi!
dân nội địa thì khóc
để tang ông 9 ngày,
và thế là từ nay
Cu ba sẽ đổi thay
không còn như xưa nữa.
ngược với người trong nước
dân Cu ba hải ngoại
lại ăn mừng rất to
rồi diễu hành cũng có
bày tỏ sự vui sướng
trước cái chết của người
Fi del Cas tro ơi!
riêng Việt Nam chúng tôi
trước khi ông qua đời
còn kịp tặng ít gạo
để đồng bào Cu ba
hiểu và không chán ghét
đảng cộng sản chúng ta.
xưa Cu ba từng bảo
vì Việt Nam hiến máu
nay Việt Nam hiếu thảo
đêm biếu gạo cho người
và đúng là tức cười
người ăn xong là biến
khỏi địa ngục trần gian
mà người đã ban tặng
cho dân chúng bần hàn
ở đất nước Cu ba.
thế nên ông đi xa
người Cu ba phân vân:
rằng ông có hiên ngang
khi đi gặp các cụ
Các Mác và Ăng ghen?
xin hãy cứ nhìn xem
đất nước được những gì
khi đi theo cộng sản?
chỉ có toàn lạc hậu
và không đâu như vậy
lịch sử bị đảo chiều
vì chính kiểu mô hình
của đảng bị thần kinh!
chúng tôi cũng đã tin
vào con đường cách mạng
của đảng rất quang vinh
và coi khinh tất cả
lũ cướp bóc, thế mà:
khi đã nghiền ngẫm ra
mới biết cộng sản ta
còn hiểm hơn tất cả
bọn phát xít hít le.
dân Cu ba có lẽ
sẽ chẳng như bây giờ
sống trong sự khổ sở
và rất sợ văn minh
bởi vì chính cộng sản
không cho dân nghèo nàn
được tự do quyết định
tiếp nhận nền văn minh
cũng như là khoa học
và cả về tinh thần
tiến bộ của nhân loại.
Cu ba hay Việt Nam
và cả những nước khác
đang bị đảng lãnh đạo
bằng chủ nghĩa cộng sản
sẽ đi đến lụi tàn
và dân tộc diệt vong.
người dân chớ trông mong
ở một sự thay đổi
bởi cộng sản hiểu rồi
nếu cho dân tự do
nếu như có công bằng
thì chắc chắn cộng sản
sẽ chẳng còn lãnh đạo
nhân dân và đất nước.
vì người dân ao ước
được thoát khỏi lầm than
thoát khỏi sự nghèo nàn
do cộng sản gây nên.
nếu thực ở trên đời
có một nơi nào đó
do cộng sản lãnh đạo
thì chắc hẳn nơi đó
chỉ có sự độc tài
chẳng ai ngoài cộng sản
được quyền quyết tất cả.
còn những gì tiến bộ
sẽ bị đảng chôn vùi
vì lí tưởng cộng sản
đi ngược lại tiến trình
phát triển của nhân loại
đã tạo ra hôm nay.
Fi del đã chết rồi
cộng sản cũng đến hồi
chẳng thể tồn tại nữa
ở đất nước Cu ba./.
12g57p, 28/11/2016
Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016
DÂN THÁI ĐÚNG DỞ HƠI
Hôm nay các bạn thái
Cho mình đi bộ mãi
Dù rằng chẳng tức ai
Nhưng lặp đi lặp lại
Cái chuyện trêu người ta
Thì thật là đáng trách.
Tôi dù sao cũng khách
Và đã cố lắm rồi
Không làm gì có lỗi
Vậy mà tôi đi đúng
Các bạn vẫn bắt tôi
Phải xuống ở một bến
Cách xa nơi cần đến
Nên tôi phải đi bộ
Đúng thật là quá khổ.
Tôi đã đưa cả giấy
Chỉ đường và địa chỉ
Cụ tỉ cực kỳ rồi.
Tức quá bạn thái ơi
Đừng chơi trò bậy bạ
Bạn đang là chủ nhà
Mà ứng xử tồi quá
Y như là trò đùa
Của những kẻ dở hơi.
Bạn thái ơi, thái ơi
Thôi hãy buông tha tôi
Vì thực tôi chỉ muốn
Làm bạn bè mà thôi
Không muốn phải bận tâm
Càng không thích quấy rầy
Và thấy rất khó chịu
Với trò này bạn ơi!
Đúng ra đi ngủ rồi
Thế nhưng vì tức cười
Nên mới viết mấy dòng
Để rồi mong từ nay
Bạn thái không làm bừa
Với tôi nữa bạn ơi.
"Dân thái đúng dở hơi!"./.
22g00p, 27/11/2016.
Bk, tl. N. X. P
Cho mình đi bộ mãi
Dù rằng chẳng tức ai
Nhưng lặp đi lặp lại
Cái chuyện trêu người ta
Thì thật là đáng trách.
Tôi dù sao cũng khách
Và đã cố lắm rồi
Không làm gì có lỗi
Vậy mà tôi đi đúng
Các bạn vẫn bắt tôi
Phải xuống ở một bến
Cách xa nơi cần đến
Nên tôi phải đi bộ
Đúng thật là quá khổ.
Tôi đã đưa cả giấy
Chỉ đường và địa chỉ
Cụ tỉ cực kỳ rồi.
Tức quá bạn thái ơi
Đừng chơi trò bậy bạ
Bạn đang là chủ nhà
Mà ứng xử tồi quá
Y như là trò đùa
Của những kẻ dở hơi.
Bạn thái ơi, thái ơi
Thôi hãy buông tha tôi
Vì thực tôi chỉ muốn
Làm bạn bè mà thôi
Không muốn phải bận tâm
Càng không thích quấy rầy
Và thấy rất khó chịu
Với trò này bạn ơi!
Đúng ra đi ngủ rồi
Thế nhưng vì tức cười
Nên mới viết mấy dòng
Để rồi mong từ nay
Bạn thái không làm bừa
Với tôi nữa bạn ơi.
"Dân thái đúng dở hơi!"./.
22g00p, 27/11/2016.
Bk, tl. N. X. P
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016
HỒ THỜI MẠT
này đã hoang tàn một triều vương
hồ thời mạt vận sắc dị thường
đất loang máu đỏ, xương phơi trắng
dưới thời cộng sản đúng đêm trường.
2004, Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An.
11/09/2016
hồ thời mạt vận sắc dị thường
đất loang máu đỏ, xương phơi trắng
dưới thời cộng sản đúng đêm trường.
2004, Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An.
11/09/2016
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016
NHÀ THƠ MÀU TÍM HOA SIM - MỒ HÔI VÀ NƯỚC MẮT ĐÁ (1)
(Trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Đỗ Hoàng về nhà thơ Hữu Loan, một tài năng bị vùi dập dưới chế độ cộng sản, bài viết được đăng tải nguyên văn từ facebook của tác giả Đỗ Hoàng, nick của tác giả bài viết ở phía dưới.
Do Hoang
Tôi vào Đồng Nai tháng 8 năm 1987 sang năm 1988 tôi được kết nạp là hội viên Hội văn học Nghệ thuật Đồng Nai.Tháng 6 năm đó Hội mở trại sáng tác văn học Long Hải –Bà Rịa (lúc này Bà Rịa đang thuộc Đồng Nai).
Lúc về phòng viết tôi đi ngang qua phòng khách thấy một ông lão dáng người tầm thước mảnh mai tóc trắng như cước xoã ra hai bên thái dương. Người ấy đang đưa nhẹ hai tay vuốt cho hai mái tóc chảy xuôi. Dưới ánh nê-ông trắng bạc trông ông như một ông tiên trong truyện cổ tích của trẻ em.Tôi tự lẩm bẩm: Tiên lão có tướng thật đẹp và nghĩ chắc là các bậc trưởng lão của tỉnh hay của Trung ương đến an dưỡng ở đây.
Nguyễn Đức Thọ giới thiệu đây là nhà thơ Hữu Loan. Ôi nhà thơ Hữu Loan! Người vừa đứng ở phòng khách là ông đấy ư? Tôi ngắm nhìn nhanh ông. Ông năm ấy cũng đã 70 tuổi rồi nhưng trong ông còn nhanh nhẹn nhẹ nhàng không như nhiều người ở vào độ tuổi ông thương run rầy mỏi mệt. Tôi khẽ khàng chào ông và ngồi xuống cùng bạn bè nghe ông trò chuyện. Từ bé tôi đã nghe danh nhà thơ Màu tím hoa sim. Bây giờ được gặp ông tôi thật xúc động. “Màu tím hoa sim “ mẹ tôi và các anh chị trong làng tôi thường hay hát bài hát này cùng với các bài “Đêm đông” “Hồn vọng phu” “Tiêu tương” . Sau này học lên và qua chuyền tay tôi có dịp đọc và thuộc bài thơ Màu tín hoa sim.: “Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới. Tóc nàng chưa kìn búi Em ơi lần cuối…Nàng có hai người anh đi bộ đội .. Được tin em gái mất trước tin em lấy chồng”…Không chết chàng trai khói lửa mà chết em gái nhỏ hậu phương!”Thuở bé tôi chưa hiểu được nội dung và mỹ nhạc nhưng tôi cũng như bao người đều bị cuốn hút từ trong tâm linh bài thơ được phổ nhạc.Tuy các anh chị phải hát chui nghĩa là không được hát trên loa phóng thanh hát giữa hội nghị nhưng rồi ai cũng thuộc ai cũng hát. Khi nhập ngũ xung phong tham gia cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của đân tộc tôi càng thấm thía cái bất tử của thi phẩm. Dù phải qua bao thăng trầm vì sự hiểu biết hạn hẹp của con người nhưng những giá trị nhân văn đích thực thì dân tộc nâng niu và chấp nhận.Tôi đồng cảm và hiểu được lòng nhân đạo nhân ái vượt qua nhận thức thời đại của nhà thơ! Hữu Loan không chỉ nổi tiếng với “ Màu tím hoa sim” nhà thơ còn có “Đèo Cả” “Người không chết” viết về tướng Nguyễn Sơn. “Một đám tang đi. Đi không bao giờ đến huyệt”. Hữu Loan không viết nhiều.Trong đời thơ dài như vậy ông có chừng trên dưới 30 bài thơ đựoc in nhưng sức nặng và tiếng vang của nó thì những nhà thơ nghìn bài cũng phải nể trọng! Bây giờ tôi đã được gặp nhà thơ ngoài đời thật. Tôi kính cẩn đến bắt tay và chào nhà thơ.Ông nắm chặt tay tôi. Bàn tay ông cứng chắc và thực là gân guốc khác hẳn với dáng dấp tiên phong đạo cốt của ông. Ông vẫn tươi cười rạng rỡ còn tôi thật bồi hồi xúc động trước một kỳ nhân mà sao chân tình giản dị dễ cảm mến ngay vừa gặp gỡ! Trừ nhà văn Hoàng Văn Bổn còn tất cả anh em chúng tôi lúc đó chưa ai thành danh mà sau này có chút tên tuổi văn chương thì làm sao so được với “Màu tím hoa sim”! Mà Hữu Loan cũng chưa nghe tên ai trên văn đàn trong đám chúng tôi. Thế nhưng ông vẫn đối đãi với chúng tôi như những thi hữu bằng vai bằng lứa.Tôi nghĩ vui và cũng vinh dự cho đến bây giờ: là Trại sáng tác văn nghệ Long Hải được khai mạc từ lúc cuộc tiếp xúc với nhà thơ Hữu Loan. Đêm ấy thực sự là đêm thơ văn nghệ Đồng Nai. Sau khi tôi Cao Xuân Sơn Đàm Chu Văn Nguyễn Đức Thọ Trương Nam Hương Hoài Tố Hạnh Nguyệt Cầm đọc thơ…là đến lượt đại thi nhân Hữu Loan đọc thơ và nói chuyện thơ. Ông đọc nguyên bản bài thơ “Màu tím hoa sim” mà không có sách báo nào lúc ấy in đúng như ông sáng tác. Ông đứng lên giữa cử toạ. Dù đây chỉ là cuộc tao ngộ ngẫu hứng. Giọng ông đọc thơ vang và khoẻ mang nặng âm sắc tiếng Thanh Hoá không pha trộn. Trước khi nói hoặc khi đọc ông đều đưa tay vuốt hai mái tóc bạc như cước cho ngay ngắn rồi mới cất giọng. Lúc này tôi mới nhìn kỹ ông. Tại sao một con người tài ba đỗ tú tài Tây toàn phần khi cách mạng thành công ông giữ chức bốn Ty trưởng mà toàn những Ty có chữ như: Ty Giáo dục Ty Tuyên truyền Ty Canh nông Ty Văn hoá mà cuộc đời ba đào làm vậy? Thời điểm ấy và cả ngay bây giờ ít người tin vào tướng số tử vi nhưng nhìn ông tôi thấy ông cũng bị nhân tướng học chi phối. Ông có trán rộng nhưng hơi thấp hàm én ngang tàng nhưng cằm ngắn. Mái tóc nhô ra giữa đỉnh trán thành hình chữ V thì không thể hanh thông trên đường hoạn lộ. Nhưng bù lại giữa hai lông mày của ông được đóng chữ Xuyên và có một nét lớn dài như vành trăng khuyết giống như dấu trên trán Bao Công tỏ rõ ông là người kỳ tài và trường thọ!
Sau cuộc hội ngộ giữa các anh chị hậu sinh với lão thi nhân thì hầu như lúc nào rảnh viết chúng tôi đều tụ tập đến ông hầu chuyện. Ông đủ khối chuyện. Chuyện nhà thơ Trần Mai Ninh, Hoàng Lộc, Trần Hữu Thung, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt ,Phùng Quán, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Thường…Hay nhất là chuyện Trương Tửu hầu rượu Tản Đà. Sau này Trương Tửu có viết về việc này và trở thành một tư liệu quí về đại thĩ sỹ Nguyễn Khắc Hiếu và thứ nữa là chuyện thi sỹ Hoàng Cầm diễn vỡ kịch Kiều Loan của mình mà lấy được người đẹp. Buồn nhất là Lê Đạt. Anh em cho nhà thơ này là lá mặt lá trái. Có người viết Lê Đạt “ Con cú đội lốt lông công đêm đêm ngồi trên ghế đá” ( Nhân văn – Giai phẩm trước toà án lương tâm – Nhà xuất bản Sự Thật năm 1958) . Lê Đạt cùng một số người tham gia tán kích bài thơ “Chiếc bình vôi” đả kích lãnh tụ: “Có người sống lâu trăm tuổi/ Ì như một chiếc bình vôi/ Càng sống càng tồi/ Càng tồi càng Bé! nhưng sau này Lê Đạt quay lại làm thơ ca ngợi lãnh tụ. Có câu được Hội đồng thơ Việt Nam lấy làm thơ hay nhất thả lên trời trong ngày Hội thơ Xuân năm Bính Tuất – 2006:“Những lời thơ hay nhất là viết về Bác Hồ”.
Do Hoang
NHÀ THƠ MÀU TÍM HOA SIM - MỒ HÔI VÀ NƯỚC MẮT ĐÁ (1)
ĐÕ HOÀNG
Tôi vào Đồng Nai tháng 8 năm 1987 sang năm 1988 tôi được kết nạp là hội viên Hội văn học Nghệ thuật Đồng Nai.Tháng 6 năm đó Hội mở trại sáng tác văn học Long Hải –Bà Rịa (lúc này Bà Rịa đang thuộc Đồng Nai).
Về dự trại là niềm vui lớn của anh em văn nghệ vì họ được viết được giao lưu gặp gỡ làm quen anh em bạn bè. Ở trại này ngoài những bậc đàn anh kính thân biết trước như nhà văn Hoàng Văn Bổn, Lê Huy Khanh anh em bạn hữu như: Nguyễn Thái Hải (Khôi Vũ), Đàm Chu Văn, Cao Xuân Sơn, Nguyễn Đức Thọ, Lê Đăng Kháng , Phạm Thanh Quang, Hoài Tố Hạnh... tôi còn được quen thân thêm Trương Nam Hương, Nguyễn Hoài Nhơn, Nguyệt Cầm…Anh Hoàng Văn Bổn, Đàm Chu Văn, Khôi Vũ, Cao Xuân Sơn... đã tận tình giúp đỡ tôi những ngày tha phương cầu thực Đa phần các cây viết ngày ấy đều đã trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Và thật may mắn trong đời tôi tôi được gặp nhà thơ lừng danh: Màu tím hoa sim – Hữu Loan! Tôi không thể nào diễn tả nổi cảm mến kính phục của mình trước một bậc thật tài thật nổi tiếng mà cũng thật chua chát đớn đau trước nghịch lý của đời!
Tôi nhớ khi lên Biên Hoà thì xe của Hội chở anh em sáng tác đã đi rồi tôi đành nhảy xe đò xuống Long Hải. Khoảng chập choạng thì về đến nơi anh em tay bắt mặt mừng hỏi han đủ chuyện và kéo nhau đi ăn cơm.Thật là những bữa ăn ngon mà những người làm mướn như tôi không thể thưởng được.
Lúc về phòng viết tôi đi ngang qua phòng khách thấy một ông lão dáng người tầm thước mảnh mai tóc trắng như cước xoã ra hai bên thái dương. Người ấy đang đưa nhẹ hai tay vuốt cho hai mái tóc chảy xuôi. Dưới ánh nê-ông trắng bạc trông ông như một ông tiên trong truyện cổ tích của trẻ em.Tôi tự lẩm bẩm: Tiên lão có tướng thật đẹp và nghĩ chắc là các bậc trưởng lão của tỉnh hay của Trung ương đến an dưỡng ở đây.
Định bước đi thì Đàm Chu Văn, Cao Xân Sơn, Nguyễn Đức Thọ, Trương Nam Hương, Hoài Tố Hạnh, Nguyệt Cầm gọi với ra bảo tôi vào chơi.
Nguyễn Đức Thọ giới thiệu đây là nhà thơ Hữu Loan. Ôi nhà thơ Hữu Loan! Người vừa đứng ở phòng khách là ông đấy ư? Tôi ngắm nhìn nhanh ông. Ông năm ấy cũng đã 70 tuổi rồi nhưng trong ông còn nhanh nhẹn nhẹ nhàng không như nhiều người ở vào độ tuổi ông thương run rầy mỏi mệt. Tôi khẽ khàng chào ông và ngồi xuống cùng bạn bè nghe ông trò chuyện. Từ bé tôi đã nghe danh nhà thơ Màu tím hoa sim. Bây giờ được gặp ông tôi thật xúc động. “Màu tím hoa sim “ mẹ tôi và các anh chị trong làng tôi thường hay hát bài hát này cùng với các bài “Đêm đông” “Hồn vọng phu” “Tiêu tương” . Sau này học lên và qua chuyền tay tôi có dịp đọc và thuộc bài thơ Màu tín hoa sim.: “Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới. Tóc nàng chưa kìn búi Em ơi lần cuối…Nàng có hai người anh đi bộ đội .. Được tin em gái mất trước tin em lấy chồng”…Không chết chàng trai khói lửa mà chết em gái nhỏ hậu phương!”Thuở bé tôi chưa hiểu được nội dung và mỹ nhạc nhưng tôi cũng như bao người đều bị cuốn hút từ trong tâm linh bài thơ được phổ nhạc.Tuy các anh chị phải hát chui nghĩa là không được hát trên loa phóng thanh hát giữa hội nghị nhưng rồi ai cũng thuộc ai cũng hát. Khi nhập ngũ xung phong tham gia cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của đân tộc tôi càng thấm thía cái bất tử của thi phẩm. Dù phải qua bao thăng trầm vì sự hiểu biết hạn hẹp của con người nhưng những giá trị nhân văn đích thực thì dân tộc nâng niu và chấp nhận.Tôi đồng cảm và hiểu được lòng nhân đạo nhân ái vượt qua nhận thức thời đại của nhà thơ! Hữu Loan không chỉ nổi tiếng với “ Màu tím hoa sim” nhà thơ còn có “Đèo Cả” “Người không chết” viết về tướng Nguyễn Sơn. “Một đám tang đi. Đi không bao giờ đến huyệt”. Hữu Loan không viết nhiều.Trong đời thơ dài như vậy ông có chừng trên dưới 30 bài thơ đựoc in nhưng sức nặng và tiếng vang của nó thì những nhà thơ nghìn bài cũng phải nể trọng! Bây giờ tôi đã được gặp nhà thơ ngoài đời thật. Tôi kính cẩn đến bắt tay và chào nhà thơ.Ông nắm chặt tay tôi. Bàn tay ông cứng chắc và thực là gân guốc khác hẳn với dáng dấp tiên phong đạo cốt của ông. Ông vẫn tươi cười rạng rỡ còn tôi thật bồi hồi xúc động trước một kỳ nhân mà sao chân tình giản dị dễ cảm mến ngay vừa gặp gỡ! Trừ nhà văn Hoàng Văn Bổn còn tất cả anh em chúng tôi lúc đó chưa ai thành danh mà sau này có chút tên tuổi văn chương thì làm sao so được với “Màu tím hoa sim”! Mà Hữu Loan cũng chưa nghe tên ai trên văn đàn trong đám chúng tôi. Thế nhưng ông vẫn đối đãi với chúng tôi như những thi hữu bằng vai bằng lứa.Tôi nghĩ vui và cũng vinh dự cho đến bây giờ: là Trại sáng tác văn nghệ Long Hải được khai mạc từ lúc cuộc tiếp xúc với nhà thơ Hữu Loan. Đêm ấy thực sự là đêm thơ văn nghệ Đồng Nai. Sau khi tôi Cao Xuân Sơn Đàm Chu Văn Nguyễn Đức Thọ Trương Nam Hương Hoài Tố Hạnh Nguyệt Cầm đọc thơ…là đến lượt đại thi nhân Hữu Loan đọc thơ và nói chuyện thơ. Ông đọc nguyên bản bài thơ “Màu tím hoa sim” mà không có sách báo nào lúc ấy in đúng như ông sáng tác. Ông đứng lên giữa cử toạ. Dù đây chỉ là cuộc tao ngộ ngẫu hứng. Giọng ông đọc thơ vang và khoẻ mang nặng âm sắc tiếng Thanh Hoá không pha trộn. Trước khi nói hoặc khi đọc ông đều đưa tay vuốt hai mái tóc bạc như cước cho ngay ngắn rồi mới cất giọng. Lúc này tôi mới nhìn kỹ ông. Tại sao một con người tài ba đỗ tú tài Tây toàn phần khi cách mạng thành công ông giữ chức bốn Ty trưởng mà toàn những Ty có chữ như: Ty Giáo dục Ty Tuyên truyền Ty Canh nông Ty Văn hoá mà cuộc đời ba đào làm vậy? Thời điểm ấy và cả ngay bây giờ ít người tin vào tướng số tử vi nhưng nhìn ông tôi thấy ông cũng bị nhân tướng học chi phối. Ông có trán rộng nhưng hơi thấp hàm én ngang tàng nhưng cằm ngắn. Mái tóc nhô ra giữa đỉnh trán thành hình chữ V thì không thể hanh thông trên đường hoạn lộ. Nhưng bù lại giữa hai lông mày của ông được đóng chữ Xuyên và có một nét lớn dài như vành trăng khuyết giống như dấu trên trán Bao Công tỏ rõ ông là người kỳ tài và trường thọ!
Sau cuộc hội ngộ giữa các anh chị hậu sinh với lão thi nhân thì hầu như lúc nào rảnh viết chúng tôi đều tụ tập đến ông hầu chuyện. Ông đủ khối chuyện. Chuyện nhà thơ Trần Mai Ninh, Hoàng Lộc, Trần Hữu Thung, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt ,Phùng Quán, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Thường…Hay nhất là chuyện Trương Tửu hầu rượu Tản Đà. Sau này Trương Tửu có viết về việc này và trở thành một tư liệu quí về đại thĩ sỹ Nguyễn Khắc Hiếu và thứ nữa là chuyện thi sỹ Hoàng Cầm diễn vỡ kịch Kiều Loan của mình mà lấy được người đẹp. Buồn nhất là Lê Đạt. Anh em cho nhà thơ này là lá mặt lá trái. Có người viết Lê Đạt “ Con cú đội lốt lông công đêm đêm ngồi trên ghế đá” ( Nhân văn – Giai phẩm trước toà án lương tâm – Nhà xuất bản Sự Thật năm 1958) . Lê Đạt cùng một số người tham gia tán kích bài thơ “Chiếc bình vôi” đả kích lãnh tụ: “Có người sống lâu trăm tuổi/ Ì như một chiếc bình vôi/ Càng sống càng tồi/ Càng tồi càng Bé! nhưng sau này Lê Đạt quay lại làm thơ ca ngợi lãnh tụ. Có câu được Hội đồng thơ Việt Nam lấy làm thơ hay nhất thả lên trời trong ngày Hội thơ Xuân năm Bính Tuất – 2006:“Những lời thơ hay nhất là viết về Bác Hồ”.
Hữu Loan có sự đánh giá khá chính xác thơ ca kháng chiến chống Pháp. Đấy là cuộc cách tân mạnh dạn và thành công. Không kể các bậc khai quốc công thần nền văn nghệ kháng chiến thì những tên tuổi như :Trần Mai Ninh Hữu Loan Hoàng Lộc Trần Hữu Thung Hoàng Trung Thông Chính Hữu…có vị trị xứng đáng trong nền văn học cách mạng! Biết tôi có dịch thơ Đường ông khen tôi dịch bài “Chiến Thành Nam” của Lý Bạch có hai câu xuất sắc là: “ Rửa gươm trong sóng bể dâu Ngựa ăn cỏ máu tận đầu Thiên Sơn”. Ông bảo thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và cũng của nhân loại. Không nhà thơ Việt Nam nào không học thơ Đường không ảnh hưởng Đường thi! Rồi ông đọc bài thơ ông dịch “Tương tiến tửu” của Lý Bạch. Bài thơ dịch sát với nguyên bản và giữ đúng hình thức trong nguyên văn. Tôi còn nhớ mở đầu Lý Bạch viết: “Quân bất kiến! Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai”. Hữu Loan dịch:“Thấy chăng ai! Dòng nước Hoàng Hà từ trên trời chảy xuống!” Đó cũng là một bài dịch thành công của Hữu Loan.
Đàm đạo tâm tình với Hữu Loan tôi mới biết đời ông thực sự trầm luân sau vụ Nhân văn- Giai phẩm. Ông thì không bị liên luỵ và hệ luỵ gì như các bậc đàn anh khác nhưng với tính khí cương cường thẳng thắn trung thực ông ghét cay ghét đắng đám hãnh tiến xu thời nhân cớ dậu đổ bìm leo bán rẻ bạn bè để mưu cầu lợi ích cá nhân. Với lại người đời chưa hiểu hết sức nghĩ sức cảm trong “ Màu tím hoa sim” vu cho ông hết tội này đến tội khác ông chán đám quan tham ô lại ông phủi tay không bỏ về quê thồ đá nuôi vợ con!
Kể đến năm 1988 ông đã có thâm niên hơn 30 năm thồ đá. Một vóc dáng thư sinh như ông mà làm cái công việc của lực điền trong hơn 30 năm quả là một việc hi hữu. Nhưng đám trương tuần hương vệ đời mới có để cho ông yên thồ đá kiếm sống đâu. Khi thì chúng xầm xì: quân Nhân văn - Giai phẩm khi thì chúng hỏi giấy tờ gốc chuyển về. Không có giấy tờ dù ở giữa bổn quán chúng vẫn nói ông là dân lậu. Chúng không cho ông nhập khẩu dài dài. Ngay bây giờ không có hộ khẩu đã khó sống huống hồ thời ấy huống hồ người có dính líu đến Nhân văn – Giai phẩm và có bài thơ nhạc vàng!
Ông đau xót kể lại: “ Có một lần mình thồ đá dọc bờ sông Mã đám công an xóm đến hạch sách mình. (Hồi ấy và cho đến năm 2004 công an địa phương chưa có sắc phục riêng như bây giờ nên không dễ phân biệt với người thường). Chúng nó bảo:- Cho xem giấy tờ?
Mình quát: -Tôi người làng đây giấy tờ gì!
Ông đau xót kể lại: “ Có một lần mình thồ đá dọc bờ sông Mã đám công an xóm đến hạch sách mình. (Hồi ấy và cho đến năm 2004 công an địa phương chưa có sắc phục riêng như bây giờ nên không dễ phân biệt với người thường). Chúng nó bảo:- Cho xem giấy tờ?
Mình quát: -Tôi người làng đây giấy tờ gì!
Chúng bảo: - Vẫn biết ông là người làng nhưng ông bỏ làng bao nhiêu năm ông làm gián điệp cho Mỹ –Diệm thì ai biết!
Tôi tức quá tôi chưởi: - Mồ cha chúng mày chúng mày nhìn ai cũng là gián điệp cả!
- Không gián điệp thì cũng Nhân văn –Giai phẩm Nhạc vàng còn hơn cả gián điệp! - Chúng xỉa xói.
- Bọn mày chưa vỡ bọng cứt mà đã học đòi tố láo! Gọi cha mày ra đây!- Tôi chưởi lớn.
Thế là chúng xông vào đánh tôi nằm bẹp trên mặt đê còn hai sọt đá chúng xô xuống sông!
- Không gián điệp thì cũng Nhân văn –Giai phẩm Nhạc vàng còn hơn cả gián điệp! - Chúng xỉa xói.
- Bọn mày chưa vỡ bọng cứt mà đã học đòi tố láo! Gọi cha mày ra đây!- Tôi chưởi lớn.
Thế là chúng xông vào đánh tôi nằm bẹp trên mặt đê còn hai sọt đá chúng xô xuống sông!
Bài học vỡ lòng chua chát ấy tôi khắc ghi khi trở lại sống ở bổn quán. Cuộc sống thôn dã cũng có nhiều mặt tốt của nó nếu như dân trí được nâng lên và tình thương cao hơn. Còn với dân trí thấp bạo lực lộng hành thi sống ở thôn dã quả là rùng rợn. Tôi biết những kẻ thừa hành công vụ cũng chỉ là người ngu tối. Vì những ngày đó có nhiều kẻ làm to gầp nhiều lần công việc của tôi mà nhận thức xã hội học lực văn hoá còn quá yếu huống gì đám trương tuần dân quân du kích công an xóm công an xã. Đến như tôi tôi cũng chưa hiểu nhân văn giai phẩm sai lầm ở chỗ nào và bài hátMàu tím hoa sim nhạc vàng ở đâu huống gì người mù chữ.
Thật ra trong nhiều anh em mà đời gọi họ là Nhân văn –Giai phẩm họ là những con người tốt muốn đất nước mình tiến nhanh hơn cuộc sống tươi đẹp hơn chống bạo quyền chống tham ô lãng phí. Khi tôi bỏ về quê tôi đã biết có nhiều người vì quá cực đoan mà vu oan cho họ.
Còn đối với tôi chưa bao giờ tôi nghĩ Màu tím hoa sim là thơ vàng hay nhạc vàng gì cả. Đây là bài thơ hoàn toàn riêng của tôi tôi viết cho người vợ hiền thảo của mình chết còn quá trẻ. Người thật việc thật chi tiết nào trong bài thơ đều cũng là sự thật. Đến như sự mất mát hy sinh cũng là sự thật nữa là. Vợ tôi tên là Lê Đỗ Nhật Ninh khi cưới tôi thì hai người anh trai của nàng là bộ đội đang chiến đấu ở vùng Đông Bắc không về dự cưới em gái được. Đám cưới kháng chiến mà nhà tôi cũng khó khăn nên nàng đã phá vỡ tục lệ là không may áo cưới. Đúng thật trăm phần trăm như vậy. Còn nàng ở hậu phương lại bị chết còn tôi người lính xông pha lửa đạn thì không chết. Cuộc chiến tranh xảy ra ở đất nước ta nó dữ dội là vậy và sự thật là vậy có gì khác nữa.!
Thời điểm năm 1988 không được như bây giờ nhưng cũng hơn vạn lần thời Hữu Loan bỏ về quê thồ đá. Màu tím hoa sim tuy không được phổ biến nhưng người ta cũng không nặng nề nữa. Xã hội đã có cái nhìn cỡi mở. Điều ấy cũng là may mắn cho Hữu Loan và nhiều người như ông.
Hữu Loan ở trại sáng tác Long Hải đến ngày thứ năm tôi mới biết ông đến dự trại cũng với “tư cách” chui. Nghĩa là không phải tiêu chuẩn hội viên Hội văn nghệ tỉnh Đồng Nai cũng không phải khách mời của Hội văn nghệ hay là của Tỉnh! Lúc này nhiều người như ông cũng chưa được phục hồi Hội tịch. Tức là danh hiệu nhà thơ chưa được Nhà nước công nhận. Nhân dân công nhận mà Nhà nước chưa công nhận thì đi dự trại sáng tác của Hội văn nghệ địa phương cũng không có tiêu chuẩn . Lúc này cả nước đang đói to .Lương cán bộ chỉ sống khoảng dăm bảy ngày gạo rất hiếm người ta phải bán bo bo thay gạo.Ở Nam bộ có đỡ hơn ngoài Bắc nhưng cũng không thể phóng khoáng mời tất cả anh em văn nghệ sỹ dự trại được. Khi tâm tình tôi hỏi nhà thơ vào du lịch Nam bộ do ai cho giấy mời thì Hữu Loan nheo mắt cười khỉnh :
- Ma nào nó mời tớ có hai đứa con trai là thợ xẻ chúng nó vào
Nam bộ đi xẻ thuê tớ bám vào luôn.
- Bác thì như vậy còn con cái bác có sao không? -Tôi tò mò hỏi.
- Tôi có đứa con gái học giỏi lắm thi đỗ đại học nhưng trên cũng chỉ cho đi dạy cấp hai. Đám con trai lớn thì như vậy đấy.
Nghe ông kể t ôi rưng rưng nước mắt. Đến con chó nó cũng được du lịch vũ trụ còn nhà thơ tài danh của mình theo con tha phương cầu thực!
- Ma nào nó mời tớ có hai đứa con trai là thợ xẻ chúng nó vào
Nam bộ đi xẻ thuê tớ bám vào luôn.
- Bác thì như vậy còn con cái bác có sao không? -Tôi tò mò hỏi.
- Tôi có đứa con gái học giỏi lắm thi đỗ đại học nhưng trên cũng chỉ cho đi dạy cấp hai. Đám con trai lớn thì như vậy đấy.
Nghe ông kể t ôi rưng rưng nước mắt. Đến con chó nó cũng được du lịch vũ trụ còn nhà thơ tài danh của mình theo con tha phương cầu thực!
Ông sống được nhiều ngày ở Nam bộ là nhờ được hai người đẹp mến mộ tài danh ông là Hoài Tố Hạnh và Nguyệt Cầm. Hai nữ sỹ đầy nghĩa hiệp mời ông về nhà chăm lo ăn ở cho ông mấy tháng trời. Nguyệt Cầm thì tôi không biết nhà riêng và chưa được mời về nhà nhưng Hoài Tố Hạnh thì tôi được Hạnh mời về nhà riêng ở lại lúc tôi đang lang thang cơ nhỡ tại Biên Hoà. Đó là một buổi chiều đẹp nhưng tôi lại rất buồn vì tiền đã hết mà việc không xin được. Ông Phó Tổng biên tập Đài Phát thanh Đồng Nai nói rằng: “Đài rất cần người Nam bộ rất thiếu cán bộ nhưng nhận cán bộ là phải qua Ban Tổ chức tỉnh và phải có hồ sơ chuyển đến đầy đủ chứ không nhận tay ngang”. Hoài Tố Hạnh lúc này đang làm phóng viên cho Đài phát thanh Đồng Nai thấy tôi đang lang thang cô bảo tôi về nhà nghỉ rồi sáng mai đi tiếp. Tôi đã nhờ Hạnh viết giáy bảo lãnh cho tôi thay chứng minh thư để bảo đảm an ninh mà địa phương cư ngụ của Hạnh yêu cầu. Tôi được Hạnh cho ăn cơm và tối đó được ngủ riêng tại nhà Hạnh.Tôi nghĩ chỉ những người bỏ quê kiếm sống mới có những nghĩa cử vượt qua nếp thường như vậy và đẹp như vậy..Tôi là người con trai đã có vợ con Hạnh lúc đó là gái chưa chồng. Tôi hết sức trân trọng cảm kích sự cưu mang của Hạnh .
Với Hữu Loan Hoài Tố Hạnh và Nguyệt Cầm cũng cưu mang như vậy!
Khi họ đi dự trại văn nghệ tỉnh họ kéo ông đi theo luôn.Tôi đồ rằng nếu không có cuộc cãi vã to tiếng giữa hai người đẹp vì Hữu Loan thì chắc rằng nhà thơ cứ yên tâm dự trại cho mãn khoá. Nhưng tối thứ năm xui xẻo ấy hai nữ sỹ lại túm tóc lôi áo nhau ra giữa hội trường của nhà sáng tác mà thượng cẳng chân hạ cẳng tay cảnh giống hệt cảnh trong tranh đánh ghen dân gian. Hữu Loan đứng giữa hai ngưỡi phải khóc và nói thơ hoà giải:” Đừng ghét nhau chóng già Hãy thương yêu nhau như ngày qua!”
Ông giữ tay hòm chìa khoá lo ăn uống cho trại sáng tác thì không thể “nghệ sỹ” mãi được cái gì đến thì nó đến. Nó đến thì Hữu Loan phải ra đi .Sáng ngày thử bảy Hữu Loan phải ôm gói trái bưởi lên đường. Anh em thương lắm nhưng không làm gì được. Lúc này lại nhớ đến bài thơ “Mưa thu làm tốc mái nhà” của Đỗ Phủ học Đỗ Phủ ước có nhà nghìn gian để che cho vạn hàn sỹ trong thiên hạ đang cơ nhỡ.
Đêm trước khi chia tay anh em đến với ông rất đông. Tôi cũng được cùng anh em lại hầu chuyện Hữu Loan. Ông chép thơ ông vào sổ tay nhiều người bạn.Tôi cũng được ông chép một bài hiện còn trong sổ tay ở quê nhà . Bài thơ có tựa đề là “Lời cây gỗ vuông.”. Chữ ông nghiêng nghiêng kiểu chữ người học trước cách mạng tháng Tám nét hơi to nhưng dễ đọc. Tôi nhớ mấy câu kết như thế này:
“Tôi cây gỗ vuông chành chạnh suốt đời.
Lăn long lóc
Chân tín đấy!
Mặc rìu bào phó mộc!
Rồi ông ký cẩn thận và viết cho tôi thêm một vài lời:
“Chép tặng Đỗ Hoàng - Một người có tâm mà tôi tin tưởng sau này!”
Sáng chia tay nhà thơ lại là một sáng rất đẹp. Biển Long Hải nắng nôi tràn trề cây cối giữa mùa mưa lá nõn non xanh bất tận. Bà Rịa như một cõi Bồng Nhược . Và cảnh trời nước như thế này thì chỉ có lên Niết Bàn mới xứng đáng. Đâu phải sự chia ly đói nghèo với nhà thơ kính yêu đã và đang chịu khổ nạn!
“Tôi cây gỗ vuông chành chạnh suốt đời.
Lăn long lóc
Chân tín đấy!
Mặc rìu bào phó mộc!
Rồi ông ký cẩn thận và viết cho tôi thêm một vài lời:
“Chép tặng Đỗ Hoàng - Một người có tâm mà tôi tin tưởng sau này!”
Sáng chia tay nhà thơ lại là một sáng rất đẹp. Biển Long Hải nắng nôi tràn trề cây cối giữa mùa mưa lá nõn non xanh bất tận. Bà Rịa như một cõi Bồng Nhược . Và cảnh trời nước như thế này thì chỉ có lên Niết Bàn mới xứng đáng. Đâu phải sự chia ly đói nghèo với nhà thơ kính yêu đã và đang chịu khổ nạn!
Hữu Loan vẫn măc bộ áo quần nâu cố hữu tay cầm bọc áo quần gói bằng tấm ni long đã ngã màu vàng úa chân đi dép tông gót dép đã mòn như lưỡi dao cạo đầu không đội mũ. Chiếc mũ cói rộng vành ông treo hờ sau lưng trông như tráng sỹ Kinh Kha vượt sông Kinh Dịch báo thù cho chủ. Mái tóc bạc như cước nổi bật giữa vạt nắng vàng là không lẫn vào cảnh vật cỏ cây lúc này. “Tráng sỹ bạch đầu bi hướng thiên . Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên “(Người tráng sỹ bạc đầu buôn rầu ngẫng nhìn trời. Chí lớn và đương ống hai cai đều mờ mịt). Tuy hình hài bên ngoài trông quá trần ai như vậy nhưng dáng dấp ông vẫn toát lên sự cao thượng vẫn xứng với phong cách đạo cốt tao nhân mặc khách. Cảnh chia tay diễn ra trong sự buồn thương bi hùng.
Hữu Loan đi đã khuất sau các trảng đồi bát úp nhưng mái đầu bạc của ông như vẫn còn trước mặt chúng tôi. Biển Long Hải vẫn xô vào bờ từng đợt sóng bạc trắng như tóc của thi nhân . Bất giác tôi nhớ lại bài thơ “Bên sông tiễn Hạ Chiêm “của Đỗ Phủ viết gần hai nghìn năm trước:
“Bi quân lão biệt lệ triêm cân.
Thất thập vô gia vạn lý thân.
Đãn kiến chu hành phong hựu khởi.
Bạch đầu lãng lý bạch đầu nhân!”
Tạm dịch:
Thương anh già cả lệ trào.
Mái nhà không có sống sao giữa đời?
Con thuyền ngọn gió chia phôi.
Bạc đầu sóng bạc đầu người ra đi !
“Bi quân lão biệt lệ triêm cân.
Thất thập vô gia vạn lý thân.
Đãn kiến chu hành phong hựu khởi.
Bạch đầu lãng lý bạch đầu nhân!”
Tạm dịch:
Thương anh già cả lệ trào.
Mái nhà không có sống sao giữa đời?
Con thuyền ngọn gió chia phôi.
Bạc đầu sóng bạc đầu người ra đi !
Hà Nội 12-8-2005
NÓI VỚI NGHỆ SĨ
Nghệ sĩ hỡi,
Đôi chân đã đưa anh đi đến đâu,
Dấu chân anh in trên những miền đất nào?
Những nơi anh qua,
Con đường có bằng phẳng,
Hay gập ghềnh sỏi đá?
…
Nghệ sĩ hỡi,
Đôi mắt anh đã thấy những gì?
Khi anh lên miền ngược,
Lúc anh xuống miền xuôi,
Vùng trung du rồi núi cao, hải đảo,
Sông dài, biển rộng,
Gấm vóc quê hương,
Có làm đôi mắt anh rực sáng?
Hay những phận đời lầm than, cơ cực,
Giúp anh quên cái đẹp của thiên nhiên?
Nghệ sĩ hỡi,
Hãy nhắm mắt lắng nghe
Hồn dân tộc thở than từ bao thế hệ,
Lớp cháu con mai này rồi sẽ ra sao?
Ôi đôi mắt cho ta giàu,
“Nhãn Tuệ” cho ta đau để tỉnh táo và sáng suốt!
…
Nghệ sĩ hỡi,
Đôi tai anh biết âm thanh nào thánh thót!
Âm thành nào êm ái,
Âm thanh nào lả lướt,
Âm thanh nào ru ngủ người nghe,
Âm thanh nào ngọt như lời mẹ ru trưa hè,
Âm thanh nào như làn gió mát…
Nhưng còn đó những tiếng rao đêm,
Tiếng trẻ khóc đói cơm, khát sữa,
Còn đó trong sâu thẳm phận người:
“Những tiếng rên rỉ, hậm hực, gầm gừ,
Vì ngèo đói, ốm đau,
Vì những bất công vẫn đang tồn tại”.
MĨA MAI THAY!
…
Nghệ sĩ hỡi,
Anh hãy lý giải đi!
Vì sao anh không đến với khổ đau,
Vì sao anh không nhìn cảnh lầm than,
Vì sao anh không nghe lời oán thán, khóc than?
Ai cấm đoán hay đe dọa anh?
Ai hành hạ dọa giết khi anh lên tiếng?
Hay con tim anh đã chết lâu rồi
Cùng với những lời đường ngọt
Với cảnh sống an nhàn
Không vướng bận áo cơm?!
…
Nghệ sĩ hỡi,
Nơi phố xá đông vui
Nơi nhà cao chọc trời
Nơi vui chơi giải trí…
Có ai cấm anh vẽ, chụp,
Ai cấm anh viết nhạc và lời ca?
Có ai cấm anh say, đắm chìm trong tiệc rượu?
Nhưng cũng không ai cấm anh giành cho nghèo đói
Giành phần cho những người thiếu thốn, khổ đau.
Nay anh viết cho mỹ nữ,
Mai anh vẽ cho quan quyền,
Và ngày kia, ngày kìa cho doanh nghiệp,
Người giàu sang…
Nghệ sĩ hỡi,
Bao giờ anh viết,
Anh vẽ,
Anh chụp,
Cho người nghèo?
Bao giờ hỡi anh?!
…
Nghệ sĩ hỡi!
Có bao giờ anh tự hỏi:
Nếu đặt trong bức vẽ của anh
Một thiếu phụ lộng lẫy xiêm y
Với một đứa bé lem luốc bẩn,
Thì bức tranh đó đem đến niềm vui hay gợi lên nỗi buồn?
Giá trị thẩm mỹ ở đâu?
Có bao giờ anh hỏi:
Trong lời ca sao không viết về người đói?
Trong bài thơ sao không thấy những tiếng than?
Phải chăng xã hội đã hết khổ đau,
Cuộc sống đã hết sạch lầm than,
Muôn nơi chẳng còn bất công?
Quan quyền đã vì dân!
Hy sinh bản thân lo cho dân trước?
Phải chăng đã hết bọn sâu mọt?
Đã hết lũ tham tàn hại dân?
Đã hết bọn tham ô, ăn hối lộ?
Đã hết bọn hãm hại người lương thiện?
…
Nghệ sĩ hỡi,
Hãy lắng nghe,
Hãy ngắm nhìn,
Hãy nghĩ suy,
Rồi… xin anh,
Hay đi với đôi chân vững chắc
Đôi mắt sáng rực mở to
Đôi tai tinh tường
Và một trí tuệ minh mẫn.
Anh hãy viết,
Hãy vẽ,
Hãy chụp,
Hãy sáng tác nhạc, điệu vũ,
Hãy viết kịch bản, lời ca
Cho những người nghèo
Những người không thể trả tiền công,
Cho anh.
…
Nghệ sĩ hỡi,
Cuộc đời anh sẽ mãi tối tăm,
Tác phẩm của anh chẳng bao giờ lay động nổi lòng người
Bởi anh thiếu chữ công tâm
Với cuộc sống vốn chưa phải là hoàn thiện
Đất nước chưa phải là thiên đường
Và cường quyền lẫn bạo quyền cần dẹp bỏ.
…
Nghệ sĩ hỡi,
Nỗi ghê tởm đối với nghệ thuật thối tha
Cũng gần như thái độ đối với sự thờ ơ
Trước cuộc sống của anh!
Nghệ sĩ hỡi,
Đời cần anh góp thêm những vần thơ, lời nhạc,
Đời cần anh vẽ những bức tranh,
Chụp những khoảnh khắc,
Về nỗi khổ, sự bất công,
Về sự biến chất, mất lương tâm của chính quyền.
Nghệ sĩ hỡi,
Anh nghĩ gì,
Khi chỉ một vụ tham ô, lãng phí,
Quan quăng đi số tiền gần bằng tiền dân đóng thuế một năm?
…
Nghệ sĩ hỡi,
Nếu nghệ thuật chỉ để mua vui,
Nghệ thuật chỉ là trò chơi và giải trí,
Thì tài năng của anh cũng chẳng có giá trị gì.
Tác phẩm của anh đâu có lương tri
Không ghi dấu những tầng sâu khát vọng
Chẳng đem đến điều gì tươi sáng
Cho hiện tại và tương lai.
Vậy, anh sáng tạo làm gì?
Khi bản thân anh không ươm mầm hoài bão,
Tác phẩm của anh không cháy lên
Ngọn lửa của sự khát khao,
Của đam mê, đớn đau,
Lẫn hân hoan vui sướng tột đỉnh,
Khi nhận ra chân giá trị được sinh thành
Trong tác phẩm của anh…!
…
Nghệ sĩ hỡi,
Cuộc đời dài rộng
Dẫu có bất công
Cũng không dung nạp
Những tác phẩm không có giá trị con người.
Tôi, anh, chẳng thể vui cười
Khi xung quanh bao người đang rên xiết.
Tôi, anh, hãy đi và viết,
Vẽ, chụp hình,
Hãy tô thắm những đôi má non tơ
Làm ánh lên trong đôi mắt trẻ thơ
Niềm tin rực cháy!
Khát vọng tràn đầy!
Vào tương lai, vào ngày mai,…
Hỡi những ai tâm hồn còn rung động
Hãy cùng tôi tấu lên khúc nhạc oai hùng
Vượt qua khốn cùng mà tiến tới tương lai
Hạnh phúc phải được sẽ chia
Áo cơm no ấm cho mọi nhà
Niềm vui chan hòa khắp nơi
Tương lai phơi phới...!
Ơi!, Những tiếng reo mừng vang dội.
Chung tay nào nghệ sĩ,
Chúng ta hãy góp sức xây dựng cho đời
Một cuộc sống đẹp tươi!
09/05/2014.
(26/04/2014 – 06/06/2014)
Ảnh ST
Đôi chân đã đưa anh đi đến đâu,
Dấu chân anh in trên những miền đất nào?
Những nơi anh qua,
Con đường có bằng phẳng,
Hay gập ghềnh sỏi đá?
…
Nghệ sĩ hỡi,
Đôi mắt anh đã thấy những gì?
Khi anh lên miền ngược,
Lúc anh xuống miền xuôi,
Vùng trung du rồi núi cao, hải đảo,
Sông dài, biển rộng,
Gấm vóc quê hương,
Có làm đôi mắt anh rực sáng?
Hay những phận đời lầm than, cơ cực,
Giúp anh quên cái đẹp của thiên nhiên?
Nghệ sĩ hỡi,
Hãy nhắm mắt lắng nghe
Hồn dân tộc thở than từ bao thế hệ,
Lớp cháu con mai này rồi sẽ ra sao?
Ôi đôi mắt cho ta giàu,
“Nhãn Tuệ” cho ta đau để tỉnh táo và sáng suốt!
…
Nghệ sĩ hỡi,
Đôi tai anh biết âm thanh nào thánh thót!
Âm thành nào êm ái,
Âm thanh nào lả lướt,
Âm thanh nào ru ngủ người nghe,
Âm thanh nào ngọt như lời mẹ ru trưa hè,
Âm thanh nào như làn gió mát…
Nhưng còn đó những tiếng rao đêm,
Tiếng trẻ khóc đói cơm, khát sữa,
Còn đó trong sâu thẳm phận người:
“Những tiếng rên rỉ, hậm hực, gầm gừ,
Vì ngèo đói, ốm đau,
Vì những bất công vẫn đang tồn tại”.
MĨA MAI THAY!
…
Nghệ sĩ hỡi,
Anh hãy lý giải đi!
Vì sao anh không đến với khổ đau,
Vì sao anh không nhìn cảnh lầm than,
Vì sao anh không nghe lời oán thán, khóc than?
Ai cấm đoán hay đe dọa anh?
Ai hành hạ dọa giết khi anh lên tiếng?
Hay con tim anh đã chết lâu rồi
Cùng với những lời đường ngọt
Với cảnh sống an nhàn
Không vướng bận áo cơm?!
…
Nghệ sĩ hỡi,
Nơi phố xá đông vui
Nơi nhà cao chọc trời
Nơi vui chơi giải trí…
Có ai cấm anh vẽ, chụp,
Ai cấm anh viết nhạc và lời ca?
Có ai cấm anh say, đắm chìm trong tiệc rượu?
Nhưng cũng không ai cấm anh giành cho nghèo đói
Giành phần cho những người thiếu thốn, khổ đau.
Nay anh viết cho mỹ nữ,
Mai anh vẽ cho quan quyền,
Và ngày kia, ngày kìa cho doanh nghiệp,
Người giàu sang…
Nghệ sĩ hỡi,
Bao giờ anh viết,
Anh vẽ,
Anh chụp,
Cho người nghèo?
Bao giờ hỡi anh?!
…
Nghệ sĩ hỡi!
Có bao giờ anh tự hỏi:
Nếu đặt trong bức vẽ của anh
Một thiếu phụ lộng lẫy xiêm y
Với một đứa bé lem luốc bẩn,
Thì bức tranh đó đem đến niềm vui hay gợi lên nỗi buồn?
Giá trị thẩm mỹ ở đâu?
Có bao giờ anh hỏi:
Trong lời ca sao không viết về người đói?
Trong bài thơ sao không thấy những tiếng than?
Phải chăng xã hội đã hết khổ đau,
Cuộc sống đã hết sạch lầm than,
Muôn nơi chẳng còn bất công?
Quan quyền đã vì dân!
Hy sinh bản thân lo cho dân trước?
Phải chăng đã hết bọn sâu mọt?
Đã hết lũ tham tàn hại dân?
Đã hết bọn tham ô, ăn hối lộ?
Đã hết bọn hãm hại người lương thiện?
…
Nghệ sĩ hỡi,
Hãy lắng nghe,
Hãy ngắm nhìn,
Hãy nghĩ suy,
Rồi… xin anh,
Hay đi với đôi chân vững chắc
Đôi mắt sáng rực mở to
Đôi tai tinh tường
Và một trí tuệ minh mẫn.
Anh hãy viết,
Hãy vẽ,
Hãy chụp,
Hãy sáng tác nhạc, điệu vũ,
Hãy viết kịch bản, lời ca
Cho những người nghèo
Những người không thể trả tiền công,
Cho anh.
…
Nghệ sĩ hỡi,
Cuộc đời anh sẽ mãi tối tăm,
Tác phẩm của anh chẳng bao giờ lay động nổi lòng người
Bởi anh thiếu chữ công tâm
Với cuộc sống vốn chưa phải là hoàn thiện
Đất nước chưa phải là thiên đường
Và cường quyền lẫn bạo quyền cần dẹp bỏ.
…
Nghệ sĩ hỡi,
Nỗi ghê tởm đối với nghệ thuật thối tha
Cũng gần như thái độ đối với sự thờ ơ
Trước cuộc sống của anh!
Nghệ sĩ hỡi,
Đời cần anh góp thêm những vần thơ, lời nhạc,
Đời cần anh vẽ những bức tranh,
Chụp những khoảnh khắc,
Về nỗi khổ, sự bất công,
Về sự biến chất, mất lương tâm của chính quyền.
Nghệ sĩ hỡi,
Anh nghĩ gì,
Khi chỉ một vụ tham ô, lãng phí,
Quan quăng đi số tiền gần bằng tiền dân đóng thuế một năm?
…
Nghệ sĩ hỡi,
Nếu nghệ thuật chỉ để mua vui,
Nghệ thuật chỉ là trò chơi và giải trí,
Thì tài năng của anh cũng chẳng có giá trị gì.
Tác phẩm của anh đâu có lương tri
Không ghi dấu những tầng sâu khát vọng
Chẳng đem đến điều gì tươi sáng
Cho hiện tại và tương lai.
Vậy, anh sáng tạo làm gì?
Khi bản thân anh không ươm mầm hoài bão,
Tác phẩm của anh không cháy lên
Ngọn lửa của sự khát khao,
Của đam mê, đớn đau,
Lẫn hân hoan vui sướng tột đỉnh,
Khi nhận ra chân giá trị được sinh thành
Trong tác phẩm của anh…!
…
Nghệ sĩ hỡi,
Cuộc đời dài rộng
Dẫu có bất công
Cũng không dung nạp
Những tác phẩm không có giá trị con người.
Tôi, anh, chẳng thể vui cười
Khi xung quanh bao người đang rên xiết.
Tôi, anh, hãy đi và viết,
Vẽ, chụp hình,
Hãy tô thắm những đôi má non tơ
Làm ánh lên trong đôi mắt trẻ thơ
Niềm tin rực cháy!
Khát vọng tràn đầy!
Vào tương lai, vào ngày mai,…
Hỡi những ai tâm hồn còn rung động
Hãy cùng tôi tấu lên khúc nhạc oai hùng
Vượt qua khốn cùng mà tiến tới tương lai
Hạnh phúc phải được sẽ chia
Áo cơm no ấm cho mọi nhà
Niềm vui chan hòa khắp nơi
Tương lai phơi phới...!
Ơi!, Những tiếng reo mừng vang dội.
Chung tay nào nghệ sĩ,
Chúng ta hãy góp sức xây dựng cho đời
Một cuộc sống đẹp tươi!
09/05/2014.
(26/04/2014 – 06/06/2014)
Ảnh ST
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)